SUY NIỆM LỄ THÁNH GIA
THẤT - NĂM A
Suy niệm
Hài Nhi
Giêsu, Thiên Chúa làm người, đi
vào thế giới. Hài Nhi Giêsu bé nhỏ yếu ớt nằm trong hang đá kia là một quà tặng vô giá cho con người. Người đến để làm cho con người trở thành con Thiên Chúa và kết hợp mọi người thành một đại gia đình. Người chọn con đường cứu độ qua việc sinh vào trong một gia đình của nhân loại, làm cho gia đình nhân loại trở nên cộng đồng thánh thiện vốn phản chiếu tình yêu của cộng đồng Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là
gia đình của thánh
Giuse, mẹ Maria
và Chúa Giêsu. Một gia
đình thánh mà hôm nay Giáo hội
mời gọi mọi gia đình Kitô giáo nhìn vào
như một kiểu mẫu để họ có thể tiến gần đến sự trọn lành. Phải chăng lời mọi gọi nên thánh chỉ dành riêng cho những người sống trong bậc tu trì mà không phải là gia đình? Phải chăng lời mời gọi này trở nên gian nan hơn cho các gia đình khi
họ đang sống trong các xã hội mà những giá trị căn bản của gia định bị giảm thiểu, những thách đố về kinh tế, kỹ nghệ, quan niệm hưởng thụ,… mà có thể gây đổ vỡ một gia đình bất cứ lúc nào?
Chúng
ta hãy chiêm ngắm gia
đình thánh Giuse, Maria và Chúa Giêsu. Một gia đình thánh không có nghĩa là đời sống gia đình luôn luôn êm ả, không đối diện với sóng gió từ trong gia đình cũng như từ bên ngoài. Như nhiều gia đình khác, gia đình thánh
Giuse cũng gặp những thử thách, những khó khăn trong đời sống, thậm chí họ phải đối diện với những khó khăn lớn ngay từ lúc gia đình trong giai đoạn thành hình. Thiếu nữ Maria phục tùng thánh ý Thiên Chúa và chấp nhận nguy cơ bị vị hôn thê hiểu lầm về sự chung thủy, bị gia đình, hàng xóm láng giềng dị nghị về đức hạnh của một thiếu nữ. Còn Giuse thì khổ sở vô cùng vì vị hôn thê của mình đang mang trong dạ giọt máu không phải là của mình. Khi những khó khăn trước hôn nhân được giải tỏa, hai vợ chồng trẻ lại phải sinh con trong cảnh nghèo hèn, thiếu thốn tư bề. Đứa con chào đời chưa được
bao lâu, thì cả gia
đình phải trốn sang đất khách quê người để bảo đảm sự sống cho con trẻ. Suốt cuộc đời, Đức Maria trải nghiệm trong âm thầm, chịu đựng những lời tiên tri của ông bà Simêon và Anna: “cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người
Ít-ra-en ngã xuống
hay đứng lên…
là dấu hiệu cho người đời chống báng. Biến cố Chúa Giêsu bị treo trên thập giá như “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà"(Lc 2,35).
Mặc dầu đối diện với những sóng gió như thế, Giuse luôn chứng tỏ mình là một người Israel đích thực, một người công chính:
vâng lời Thiên Chúa và
sẵn sàng làm theo thánh
ý Thiên Chúa
bằng bất cứ giá nào.
Kinh thánh không trích dẫn
một lời nào của
thánh Giuse, tuy nhiên những
hành động bảo bọc, thăng tiến gia đình trong ý định của Thiên Chúa
nói lên cách hùng hồn
sự tận tụy của một con người cho Thiên Chúa và cho
gia đình. Đức Maria
cũng tỏ rõ một đức tin phi thường vào Thiên
Chúa và tình
yêu Thiên Chúa dành cho mình: lắng nghe và chấp nhận lời mời gọi trở nên Mẹ
Thiên Chúa, và
sống lời mời gọi này suốt
đời. Trong vai trò người vợ, Maria giúp Giuse trong việc tìm kiếm sự thánh thiện. Là một người mẹ, Đức Maria chăm sóc Chúa Giêsu với một tình yêu bao la và sự dịu dàng. Cả thánh Giuse lẫn Maria tạo nên một môi trường để “Đức
Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta (Lc
2,51-52). Về phần mình, với tình yêu mãnh liệt dành cho Chúa Cha và cho con
người, Chúa
Giêsu thi hành thánh ý Chúa Cha trong mọi khoảnh khắc cuộc đời. Và, không vì thế mà Chúa Giêsu đánh mất đi tình yêu dành cho Đức Maria và thánh Giuse, trái lại Người hằng vâng lời và kính trọng cha mẹ nuôi của mình.
Như thế, Thánh gia là một cộng đoàn khắn khít. Tình yêu dành cho Thiên
Chúa và tình yêu giữa các
thành viên trong một gia
đình ràng buộc và
liên kết họ với nhau. Kiểu mẫu tình yêu tận hiến này giúp cho chúng ta nhận ra được những yếu tố nòng cốt vốn làm nên một gia đình thánh. Một gia đình tham gia vào sự thánh thiện của Thiên Chúa khi họ sống theo lời mời gọi của thánh Phaolô: Uớc chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú (Cl
3,16). “Người làm vợ hãy phục tùng chồng. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng (Cl
3,19-20). Thật vậy, yêu nhau và chung thủy với nhau chính là bổn phận đầu tiên của đôi vợ chồng. Tình yêu ấy dẫn đến tình yêu và sự dưỡng dục con cái. Một gia đình chan chứa tình yêu thúc đẩy các thành viên hướng ra bên ngoài để thực thi bổn phận đối với Giáo hội. Không thể có một gia đình thánh mà vợ hoặc chồng siêng năng việc Giáo hội nhưng lại bỏ bê việc gia đình, hay chỉ biết
sống bổn phận đối với vợ, chồng, con cái mà quên trách
nhiệm đối với Giáo hội, xã hội. Sự thánh thiện hệ tại ở việc chu toàn bổn phận bên trong cũng như bên ngoài gia đình. Tuy nhiên, sự thánh thiện của đôi vợ chồng Kitô hữu trước tiên hệ tại việc xây dựng, củng cố tình yêu lứa đôi.
Ngoài gia đình thánh Giuse, Maria và
Chúa Giêsu ra, ngày nay, chúng ta còn có biết bao tấm gương gia đình Kitô hữu
thánh thiện trong những bối cảnh xã hội sa sút về
giá trị căn bản
của gia đình. Cụ thể nhất, năm 2001, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước cho ông Luigi Beltrame Quattrochi (1880-1951) và vợ Maria Corsini (1884-1965). Ðôi vợ chồng sống tại Rôma. Chân phước Luigi Quattrochi là cựu phó bộ
trưởng tư pháp của
Ý và là
bạn thân của nhiều chính trị
gia nổi tiếng của Ý như
Alcide de Gasperi và
Luigi Gedda, người đã
cộng tác trong quá trình xây
dựng lại nước Ý sau chế độ của
nhà độc tài
Mussolini và Thế Chiến Thứ Hai. Bà Maria Corsini là một giáo sư
và là một
nhà văn về
các đề tài giáo
dục. Bà cũng là
thành viên của nhiều hiệp hội, trong số này có
Hội Phụ Nữ Công Giáo.
ÐHY Jose Saraiva Martins, tổng trưởng bộ
Phong Thánh, đã nhận xét như
sau “Hai ông bà đã biến
gia đình
của
hai người
thành một giáo
hội
tại
gia thực
sự,
đón nhận sự sống, cầu nguyện,
làm chứng nhân của
Tin Mừng,
thi hành
sứ
mạng
tông đồ
xã hội, liên
đới
với
người
nghèo
và thể hiện tình
huynh đệ
với
người
khác”.
Tóm lại, những gì chúng
ta cử hành hôm nay trước hết là nhằm
hướng về Thiên Chúa,
Đấng tạo nên định chế
gia đình dù có
những khiếm khuyết. Thiên Chúa chọn gia đình để đến với
nhân loại để biến đổi gia đình và làm
cho gia đình trở nên một
trong những cách thế Người cứu độ con người. Thứ đến, chúng ta học được từ tấm gương của Thánh gia rằng gia đình chúng ta cũng có thể trở nên thánh
nếu chúng
ta để Lời Chúa cư
ngụ giữa những gia đình, và bằng cách đó
họ có thể yêu nhau, sống trọn cho nhau, hy sinh cho nhau,
thuỷ chung
với nhau dù cho đời sống gia đình luôn gặp
những thử thách, khó
khăn thế nào đi nữa. Ước gì, trong năm 2014 sắp tới, tấm gương gia đình của thánh Giuse, Đức Maria và
Chúa Giêsu tác động cách mạnh
mẽ lên các đình Công giáo Việt nam để mỗi gia đình trở thành cộng
đoàn
thấm nhuần Tin Mừng, và loan báo niềm vui Tin Mừng cho những người chung quanh như lời mời gọi của Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam:
“Phúc Âm hóa đời sống gia đình”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét