Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Phải chăng các linh mục sợ facebook?

PHẢI CHĂNG CÁC LINH MỤC SỢ FACEBOOK?
 
 “Linh mục nên sử dụng Internet để Phúc âm hóa nhiều hơn”. Đó là những gì mà Đức Giáo hoàng Bênêdictô 16 nhắn nhủ  trong Thông Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông. “Nhưng làm thế nào?” Đó là câu hỏi của nhiều linh mục. Báo Register phỏng vấn vài  chuyên gia. Đây là phần ba của một loạt phỏng vấn đó.
Trên hết, người trẻ cần chúng ta hiện diện trên trang mạng.
Có khá nhiều cách thức để chúng ta làm việc này: làm một blog cá nhân, tham gia vào những trang mạng xã hội, như Facebook và thậm chí, tham gia vào cộng đoàn mà Hồng y Crescenzio Sepe, Tổng giám mục Naples, Italy đã thành lập.
Vào tháng 12 năm 2008, ngài nói rằng “bây giờ tôi đang ở trên Facebook bởi vì tôi tin rằng không có giới hạn nào cho tình bạn, và rằng một mục tử không nên bị giới hạn trong những cách thế mà ngài có thể làm để tiếp xúc với người khác. Nếu người ta đang ở trên đường, ngài sẽ ở trên đường; nếu họ ở trên Facebook thì ngài sẽ ở trên Facebook”.
Trong tư cách một linh mục, chúng ta được đào tạo trong một cộng đoàn và chúng tôi thực thi sứ vụ cho cộng đoàn. Đó là điều cốt yếu phải nhớ, khi chúng ta là những người lãnh đạo trong những cộng đoàn thực sự. Chúng ta phải có khả năng để làm phong phú thế giới ảo với thế giới thực. Mối quan hệ của chúng ta với “cộng đoàn ảo đó” vì thế sẽ trở thành cuộc tiếp xúc giữa người với người cách trực tiếp, đó là những gì cần thiết cho Phúc âm hóa.
Một thời gian sau, tôi khám phá ra rằng người trẻ, đặc biệt ở Châu Mỹ La tinh, đang say mê Hi5.com, một trang mạng xã hội như Facebook. Tôi bắt đầu tham gia (http://palaciostorres.hi5.com), và tôi ấn tượng khi thấy trang mạng nay phát triển cách nhanh chóng như thế nào trong người trẻ như thế nào. Tôi bỏ ra nhiều thì giờ vào trang mạng này, nơi mà tôi liên tục gặp gỡ những nhóm người trẻ các giáo xứ, giáo phận, những người bạn và những sinh viên cũ của tôi. 
Đó là một cộng đoàn mà nơi đó mọi người được yêu cầu tôi cầu nguyện cho họ, cho những hướng dẫn thiêng liêng, cho sự trợ giúp trong việc phân định ơn gọi, và thậm chí cho những câu trả lời cụ thể hơn như Thánh lễ và lịch ban bí tích Hòa giải. Không thể tin được rằng một ai đó không biết mình thuộc giáo xứ nào, phải không? Ồ, điều đó rất bình thường đối với người trẻ. Chỉ khi họ tìm kiếm điều gì đó trên Internet, họ muốn tìm thấy nó và nhận ra giáo xứ của mình và linh mục nào ở đó.
Tôi bắt đầu khai trương một trang mạng xã hội cho linh mục (http://adsumus.ning.com) nhân kỷ niệm Năm Linh Mục. Tôi mời các linh mục trong địa phận của tôi và một số linh mục bạn học với tôi ở đại học. Nhiều người được gọi nhưng ít người đồng ý nhận lời mời, lại còn có ít bài báo, hình ảnh, video được xuất bản. Dù cho nhiều người trẻ và những người đã lập gia đình muốn gia nhập, tôi chỉ nhận một số chủng sinh và linh mục. Lý do tại sao có một sự đáp ứng thấp như vậy, và tôi nghĩ, là do có một nỗi sợ nào đó rằng linh mục phải hiện trên những mạng xã hội này.
Có điều gì đó nữa: Tôi giúp trang mạng giáo phận của tôi vượt qua khó khăn này. Tôi không viết bài, vì tôi có khá ít thời gian rãnh rỗi, nhưng tôi giúp trong tư cách một linh mục.
Trong những năm trở lại đây, tôi dâng ý lễ cho bất cứ ai yêu cầu. Khoảng 30-50 email đến tôi mỗi ngày đủ loại ý hướng, ngay cả đền từ ngoài giáo phận.
Đó phải là cái tạm gọi là sáng kiến duy nhất, nhưng nó làm tôi suy nghĩ đến bao nhiều người trong thời đại chúng ta cần Thiên Chúa. Những điều tốt lành mà Giáo hội làm không phải là bản tin cho những phương tiện truyền thông lề phải – đó không phải là chuỗi hợp lý của chu trình tin tức - vì vậy, nó tùy thuộc vào chúng ta, những linh mục truyền tải những tin tức đó ra ngoài. Làm những điều tốt thì không đủ, chúng ta phải truyền thông điều tốt đó bằng cách sử dụng mọi nguồn lực có thể, ngay cả Internet, để chiếu ánh sánh trên những sự kiện, dù nhỏ bé, cũng nhằm xây dựng Giáo hội.
Những phương tiện truyền thông mới cho phép chúng ta trở thành những “ngư phủ đánh lưới người” thực thụ trên đại dương mênh mông của Internet, nhưng chúng ta phải nhớ căn tính linh mục và sứ vụ chúng ta là gì: chúng ta là “Kitô khác”, khẳ năng truyền thông của chúng ta sẽ luôn tùy thuộc vào khả năng lắng nghe Đức Kitô và chiêm ngắm Đấng vốn là mẫu tấm gương trỗi vượt của chúng ta.
Có một chiếc máy vi tính để nối Internet thì không đủ. Bạn cần một nền giáo dục và tư duy Kitô giáo thực sự, bén rễ trong một đời sống truyền thông. Nhưng bạn cũng cần biết làm thế nào để đạt được những kết quả khả quan nhất cho việc Tin mừng hóa. Tự bản chất phương tiện không bao giờ là tốt hay xấu, nhưng sự chừng mực và tính tự kỷ luật thì đặc biệt cần thiết trong trường hợp sử dụng Internet.
Internet gia tăng tốc độ và tính linh động hơn cho mọi kiểu truyền thông viết và nghe nhìn: Bất cứ ai cũng có thể truyền tải điều gì đó lên phạm vi toàn cầu. Vì không gian mở mang sáng tạo và cập nhật thông tin không ngừng mở rộng , nên Giáo hội có một cơ hội tuyệt vời để gia tăng cuộc đối thoại với thế giới đương thời.
Vì thế, điều quan trọng hơn việc thiết kế một trang mạng đó là nội dung thực sự tạo nên một “trang mạng mang tính truyền thông”. Nội dung đó phải giúp con người trở nên nhân bản hơn.
Đức thánh cha Bênêdictô XVI, trong thông điệp ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 44 trong bối cảnh Năm Linh Mục, nói về “Linh Mục Và Mục Vụ Trong Một Thế Giớ Kỹ Thuật Số: Phương Tiên Truyền Thông mới trong việc Phục Vụ Lời Chúa” (The Priest and Pastoral Ministry in a Digital World: New Media at the Service of the Word).
Đức Giáo hoàng nhận thấy rằng các linh mục ngày nay được mời gọi cho nhiệm vụ vĩnh cửu với tư cách là “những Kitô khác” trong nhiệm vụ to lớn của việc loan báo Tin mừng cho những không gian công cộng  mới. Họ phải làm chứng về sự tự hiến và tình yêu của họ dành cho Giáo hội, và họ phải chuyển tải lòng thương xót của Cha Trên Trời.  
Đó là lý do tại sao tôi tin rằng mỗi linh mục phải nói chính lời của họ như thánh Gioan Vianney đặt trên môi miệng Chúa Kitô: “Tôi thi hành sứ vụ của tôi bằng cách loan báo cho những người tội lỗi, là những người mà tôi luôn muốn đón nhận họ, và cho họ biết rằng lòng thương xót của Thiên Chúa vô biên.
Chúng tôi cần những con người có thể thả “lưới” chứng nhân to lớn này và truyền đi một thông điệp sáng sủa và cụ thể. Chúng ta được mời gọi thả lưới để lôi kéo những tâm hồn cho Giáo hội; đó phải là một cái lưới được đan dệt từ những sợi chỉ cuộc sống, lòng bác ái và sự liên đới, tấm gương yêu thương.
Loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa. Thậm chí bằng trực tuyến 
Cha Jose de Jesus Palacios, một linh mục của địa phận Celaya, Mêxicô, nghiên cứu tại môn “Truyền Thông Giáo hội (Church communications) tại trường đại học Holy Cross Pontifical, Rôma.

Dịch từ National Catholic Register
 
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét